Tin tức
Video
Đối tác
Hỗ trợ trực tuyến
Cố vấn
+8801770123799
Khuyến cáo thương mại Việt Nam- Bangladesh
Hoạt động thương mại Quốc tế nói chung, thương mại Việt Nam- Bangladesh nói riêng thời gian vừa qua đang trên đà phát triển. Năm 2021 kim ngạch song phương Việt nam- Bangladesh tăng 52% so với năm 2020 (1,2 tỷ USD), số liệu 6 tháng đầu năm 2022 cũng tăng đáng kể, dự kiến năm 2022 sẽ tăng xấp xỉ 30% so với năm 2021 ( khoảng từ 1,5 đến 1,6 tỷ USD).
Việc phát triển theo xu hướng chung, cũng đã phát sinh nhiều những tranh chấp và lừa đảo thương mại. Nhìn lại những vụ việc gần đây, điển hình vụ Hạt điều Việt Nam xuất khẩu đến Ý và 1 số vụ việc khác, đều nhận thấy những tranh chấp thương mại ngày càng tinh vi (nguyên nhân chính là sự thiếu thận trọng của doanh nghiệp). Theo dự báo nếu không có những biện pháp phòng vệ kịp thời sẽ tiếp tục có những vụ việc tương tự thậm chí ngày càng đa dạng và tinh vi hơn xảy ra.
Để đảm bảo giao thương an toàn, bền vững. Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Bangladesh (VBA) khuyến cáo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi giao thương với Bangladesh:
1. Trước khi quyết định giao thương cần tranh thủ vai trò của cơ quan Đại diện ngoại giao 2 phía, các tổ chức phòng TMCN, tổ chức hội nghề nghiệp và các cơ quan hữu quan chính thức của Việt Nam và Bangladesh:
1.1. Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu các hiệp định liên quan đến thương mại mà Việt Nam và Bangladesh đã ký kết.
1.2. Các hàng rào kỹ thuật thuật đối với từng ngành hang, chính sách thuế đặc biệt các tác động về văn hóa- tôn giáo (đối với 1 số ngành hàng) tại Bangladesh (chiều xuất khẩu Việt Nam- Bangladesh).
2. Đánh giá và xác nhận rõ ràng về đối tác thương mại gồm:
2.1. Địa vị pháp lý, các giấy phép xuất nhập khẩu (áp dụng cho các ngành KD có điều kiện).
2.2. Năng lực tài chính, điều kiện ràng buộc hợp đồng, điều kiện thương mại... (không nên tin tưởng vào những hợp đồng có điều kiện thương mại quá dễ dàng).
2.3. Cần có đánh giá và xác minh doanh nghiệp độc lập, không quá tin tưởng vào hồ sơ trên website và các công cụ mạng xã hội.
3. Quản trị nội bộ và kiểm soát:
3.1. Luôn tự hoàn thiện mình gồm nhân lực, bộ máy, hệ thống quản trị rủi ro .
3.2. Cần có đánh giá về tổ chức tín dụng thực hiện việc bảo lãnh và thanh toán của bên mua.
3.3. Bảo mật thông tin về bộ chứng từ, duy trì chặt chẽ kênh liên lạc giữa Doanh nghiệp- Ngân hàng bên bán- Ngân hàng bên mua - để kiểm soát việc thanh toán và giao nhận chứng từ.
3.4. Nếu doanh nghiệp tập trung trọng tâm vào 1 vài thị trường trong đó có Bangladesh thì cần có đại diện, hiện diện tại Bangladesh trong thời gian giao thương.
4. Cân nhắc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba là những tổ chức có uy tín để thực hiện hoạt động ủy thác XNK và các dịch vụ có liên quan.
5. Quá trình giao thương nếu gặp phải các vướng mắc cần nhanh chóng có biện pháp:
5.1. Liên hệ ngay với phía Ngân hàng và tất cả các bên có liên quan.
5.2. Phối hợp với các cơ quan hữu quan và tổ chức của Bangladesh- Việt Nam
• Kính chúc cộng đồng doanh nghiệp giao thương an toàn, phát triển bền vững!
Trân trọng!

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn