Tin tức
Video
Đối tác
Hỗ trợ trực tuyến
Cố vấn
+8801770123799
Thị trường Kết cấu thép tại Bangladesh

Thị trường Kết cấu thép tại Bangladesh

 

Hiện nay Bangladesh đang ở trong gian đoạn phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dần từ một nước kém phát triển sang nước đang phát triển. Yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và nhu cầu về thép nói riêng là rất lớn. Dung lượng thị trường hiện nay mỗi năm tiêu thụ 7.5 triệu tấn thép (số liệu năm 2018), bao gồm thép thanh cho xây dựng, kết cấu thép chế tạo sẵn, thép sản xuất máy móc dụng cụ… Dung lượng tiêu thụ trên đầu người ở Bangladesh còn đang rất thấp tương đương khoảng 45kg/đầu người. Số liệu năm 2018: ở Mỹ là 306kg, Nhật là 514kg, Việt Nam 173kg, số liệu trung bình thế giới là 220kg.

 

 

 

Ngành kết cấu thép chế tạo sẵn là những sản phẩm được chế tạo từ thép nguyên liệu dạng tấm hoặc dạng thanh thành các sản phẩm kết cấu, dưới sự thiết kế trước của kĩ sư. Thường được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển đến công trường, sau đó chỉ việc lắp đặt bằng bu lông liên kết. Kết cấu thép là một trong những ngành kinh tế thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN và cả trên trường quốc tế. Hiện nay dù phải chịu thêm các chi phí vận chuyển và rủi do khi kinh doanh ở nước ngoài, nhưng chúng ta đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Đông Nam Á, kể cả ở các nước có nền sản xuất lớn và tiến bộ như Thái Lan hay Indonesia. Mỗi năm ngành này xuất khẩu khoảng 200,000 tấn, chủ yếu sang các nước Đông Nam Á và hiện nay đang vươn sang Nam Á, Châu Phi, Trung Đông, Australia và Mỹ.

 

Tổng dung lượng thị trường kết cấu thép chế tạo sẵn Bangladesh hiện nay khoảng 600,000 tấn một năm, trong đó các công ty trong nước chiếm 90% thị trường, còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài:

  • Nhập khẩu từ Việt Nam mỗi năm khoảng 15,000 tấn.

  • Trung Quốc 30,000 tấn

  • Các nước khác 15,000 tấn

Số liệu cập nhật trong hai năm 2021-2022: các công ty thép lớn của Việt Nam đã nhập vào Bangladesh tổng cộng hơn 40,000 tấn thép kết cấu cho các công trình lớn: cầu Jamuna, nhà máy nhiệt điện Matabari, cụm nhà máy thép và phân bón Banshudhara …

 

Lịch sử hình thành ngành kết cấu thép Bangldesh: Công trình kết cấu thép đầu tiên đưa vào Bangladesh những năm 1985 qua nhập khẩu từ các nước Trung Đông. Đến đầu những năm 2000, có 2 tập đoàn kết cấu thép lớn trên thế giới là Zamil và Kirby đặt văn phòng và chiếm lĩnh thị trường. Cùng thời điểm này các công ty trong nước bắt đầu học hỏi công nghệ và xây dựng nhà máy, đến khoảng 2013 thì vươn lên làm chủ thị trường. Hiện nay có khoảng 100 công ty nội địa hoạt động trong ngành này, top 5 công ty lớn nhất sản lượng trên 20,000 tấn/năm bao gồm: NDE, MacDonal, PEB Alliance, BBS, Modern Structures. Các công ty nước ngoài bao gồm Zamil, Kirby, ATAD, PEB, Mamut… (trong đó 4 công ty đầu đến từ Việt Nam)

 

 

Các công ty nội địa có lợi thế về giá khi so sánh với các công ty nước ngoài, chủ yếu do vấn đề về thuế nhập khẩu như phân tích bên dưới. Tuy nhiên họ bị đặt dấu hỏi rất lớn về chất lượng sản phẩm và tính cam kết với các dịch vụ cung cấp và tiến độ công trình. Nguyên liệu cho sản xuất ở Bangladesh thường bị nghi ngờ khi có thể sử dụng lẫn với thép phế liệu tân dụng từ vỏ tầu biển. Các nguồn nguyên liệu khác nhập từ Trung Quốc có chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn. Ngoài ra do văn hóa kinh doanh, tiến độ công trình thường bị kéo dài không như cam kết và các dịch vụ cung cấp không đúng mong đợi của khách hàng. Ngược lại các công ty nước ngoài đều là những tập đoàn đa quốc gia, có chi nhánh và hoạt động kinh doanh ở địa bàn nhiều nước trên thế giới, đạt được sự yên tâm về thương hiệu và uy tín. Một số lĩnh vực công ty bản địa cũng chưa thể làm được như kết cấu phức tạp trong các dự án hạ tầng của sân bay, cầu, metro, hầm ngầm… đều cần nhập khẩu từ nước ngoài.

 

Chính sách của BLD nói chung với ngành thép: bảo hộ sản xuất trong nước. Cụ thể thuế nhập khẩu rất cao, chênh lệch thuế nhập khẩu giữa sản phẩm xuất khẩu và s.x trong nước là hơn 20%.

 

Theo bảng bên dưới, tổng thuế áp cho kết cấu thép thành phẩm mã H.S code 9406.90.90 là 58.6%, trong khi các công ty trong nước chỉ phải nhập khẩu thép tấm nguyên liệu với thuế 37%. Như vậy trong các công trình bình thường, sản phẩm nhập khẩu sẽ phải chịu chênh lệch thuế lên đến hơn 20%. So sánh với việc miễn thuế nhập khẩu trong nội bộ khối ASEAN sẽ thấy bất lợi của các công ty thép Việt Nam tại Bangladesh.

 

 

Khó khăn chủ quan để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Bangladesh

Hầu hết chỉ là các công ty Việt Nam nhưng có nguồn gốc nước ngoài như Zamil, Kirby, PEB Việt Nam tham gia thị trường Bangladesh. Các công ty VN quy mô vừa và nhỏ ít cơ hội thâm nhập thị trường BLD do các nguyên nhân:

- Thuế nhập khẩu cao

- Không có tên tuổi thương hiệu trên thị trường quốc tế. Sản phẩm ngành thép chế tạo săn có đặc thù kỹ thuật cao, cần cả dịch vụ sau bán hàng. Nên sẽ không thể thành công nếu chỉ hướng tới mục tiêu chỉ sản xuất và xuất hàng CIF, mà không bao gồm dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển đến chân công trình, lắp dựng

- Không có kinh nghiệm ứng biến với các rủi do kinh doanh trên thị trường quốc tế

 

Khó khăn khách quan để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Bangladesh:

Cạnh tranh quyết liệt của các công ty thép Trung Quốc, khi họ đã đến Bangladesh từ những năm 2015 và có rất nhiều công trình quan trọng với chính phủ đi theo nguồn vốn ODA. Nhìn chung tuy khách hàng BLD không ưa thích thương hiệu Trung Quốc, nhưng họ vẫn có ưu thế về giá hơn so với sản phẩm của Việt Nam.

 

 

Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của các công ty Việt Nam trong ngành kết cấu thép tại Bangladesh, một số khó khăn cũng như kiến nghị được nêu ra như dưới đây:

1. Thuế đánh vào nhập khẩu sản phẩm hoàn thiện là quá cao so với nguyên vật liệu, làm nản lòng các công ty nước ngoài nói riêng và công ty Việt Nam nói chung. Đáng nói là sự chênh lệch này mới áp dụng từ những năm 2015 do lobby của các tập đoàn địa phương. Nếu có thể cần tiếng nói lên chính phủ để có thể cải thay đổi được tình hình.

2. Hiện nay các công ty Việt Nam bắt đầu đến kinh doanh tại Bangladesh chưa có sự giúp đỡ của Hội người Việt tại bản địa, trong việc tìm hiểu thị trường, setup công ty, tuân thủ các chính sách thuế và các qui định kinh doanh. Do đó cần sự lớn mạnh của Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Bangladesh và tham tán thương mại của ĐSQ

3. Các tổ chức ngoại giao, các Đại sứ quán của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giúp đỡ các công ty của họ trong các dự án hạ tầng lớn với chính phủ của Bangladesh.

4. Trung Quốc hỗ trợ rất lớn cho xuất khẩu, đã có lúc hỗ trợ hơn 10% trực tiếp vào giá xuất khẩu cho các công trình về kết cấu thép. Việc này cần đề xuất với chính phủ hỗ trợ nói chung cho tất cả cac ngành, hoặc các dự án trọng điểm khi chúng ta phải đấu với nhà thầu Trung Quốc.

 

Tại Bangladesh, do chính sách về thuế nhập khẩu rất cao đã ảnh hưởng lớn đến giá thành và định hình hai lĩnh vực thị trường khác nhau phân chia cho công ty trong nước và công ty nước ngoài.

Công trình thép bình thường thì 100% sẽ thuộc về công ty thép trong nước. Đối với các công trình đặc biệt được ưu đãi về thuế nhập khẩu, thì sản phẩm từ nước ngoài lại có ưu thế lớn. Ở loại công trình này, các công ty trong nước cũng có thể hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu cho các loại nguyên vật liệu nhưng thủ tục hành chính rất khó khăn. Ngoài ra họ còn gặp bất lợi hơn so với các công ty nước ngoài của loại thuế thu nhập trả trước AIT 5% phát sinh khi khi kí kết hợp đồng với khách hàng.

Các công ty Việt Nam cũng có ưu thế về công nghệ tại những công trình hạ tầng có kết cấu phức tạp mà hiện nay bạn chưa có đủ trình độ hoặc sự tin cậy để thực hiện.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn