Tin tức
Video
Đối tác
Hỗ trợ trực tuyến
Cố vấn
+8801770123799
Hồ sơ thị trường Bangladesh (phần I)

1. Các thông tin cơ bản

 

Tên đầy đủ:

Cộng hoà Nhân dân Bangladesh

Thủ đô:

Dhaka

Các thành phố lớn:

Dhaka, Chittagong, Khulna, Rajshahi, Narayanganj

Thành viên của các tổ chức quốc tế:

Bangladesh là thành viên của LHQ, Phong trào KLK, Tổ chức các nước Hồi giáo (IOC) và Khối Liên hiệp Anh, Tổ chức hợp tác các nước Nam Á (SAARC), Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn đối thoại châu Á (ACD) …

Diện tích:

148,460 km2

Khí hậu:

Nhiệt đới; mùa đông hơi lạnh, khô (từ tháng 10 đến tháng 3); mùa hè nóng, ẩm (từ tháng 3 đến tháng 6); mùa mưa mát mẻ (từ tháng 6 đến tháng 10).

Tài nguyên:

Khí đốt, đất đai trồng trọt, gỗ, than.

Dân số:

162.65 triệu người

Dân tộc:

Bengali 98%, các dân tộc khác 1.1%

Tôn giáo:

Hồi giáo (89.1%), Hindu 10%, tôn giáo khác 0.9% (đạo Phật và Thiên Chúa giáo)

Ngôn ngữ:

Bangla 98.8%, tiếng Anh được dùng phổ biến

Tỷ giá:

TAKA/ USD – 84.85 (2020)

GDP:

302.5 tỷ US$ (2019)

 

2. Lịch sử:

Từ thế kỷ thứ XVI, Bangladeshlà một phần của Đế quốc Mô- gun (Ấn Độ). Từ năm 1757, Bangladesh chịu sự cai trị của Anh trong Tiểu lục địa Ấn Độ. Trong cuộc phân chia năm 1947thành 2 phần Ấn Độ và Parkistan, do phần lớn dân của Bangladesh theo Hồi giáo nên Bangladesh trở thành một tỉnh phía đông của Pakistan, nằm cách tỉnh phía tây tới 1600 km. Tỉnh phía đông Pakistan tự coi là nạn nhân của sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội. Sự bất mãn này đã dẫn đến nội chiến năm 1971 khi lực l­ượng vũ trang không chính quy Ben-gan với sự trợ giúp của Ân Độthành lập N­ước Cộng hòa Nhân dân độc lập Bangladesh do Sheikh Mujibur Rahman đứng đầu, người được coi là Người cha của dân tộc.

Năm 1975 ông Sheikh Mujibur Rahman bị ám sát mở màn cho một giai đoạn bất ổn chính trị của đất nước, với mười ba chính phủ và ít nhất bốn cuộc đảo chính quân sự. Thủ tướng hiện nay là con gái của ông Sheikh Muijibur, bà Sheikh Hasina, người đã nắm quyền qua bốn nhiệm kì với chiến thắng ở kì bầu cử gần đây nhất là năm 2018.

3. Tổ chức nhà nước:

Theo thể chế Dân chủ đại nghị (từ tháng chín năm 1991), chế độ một viện.

Các khu vực hành chính: Bangladesh được chia thành tám phân khu hành chính, mỗi phân khu được đặt tên theo thủ phủ của nó: Barisal, Chittagong, Dhaka, Khulna, Mymensingh Rajshahi, Sylhet và Rangpur. Các phân khu được chia tiếp thành huyện (zila). Có 66 huyện tại Bangladesh, mỗi huyện được chia tiếp thành các upazila (phó huyện) hoặc thana.

Hiến pháp: Thông qua ngày 4/11/1972, có hiệu lực ngày 16/12/1972, đã được bổ sung, sửa chữa nhiều lần.

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, chủ yếu mang tính nghi thức. Hiện nay là ông Abdul Hamid (từ năm 2013)

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng là người nắm quyền lực lãnh đạo chính phủ thực sự. Hiện nay là bà Sheikh Hasina (từ năm 2009)

Bầu cử: Tổng thống được Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; sau khi bầu cử Quốc hội, lãnh đạo của đảng đa số thường được Tổng thống bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp:Quốc hội (330 ghế, 300 ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu, 30 ghế dành cho phụ nữ, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp:Tòa ánTối cao, chánh án và các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử:Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Liên minh Awami (AL) hiện đang cầm quyền và Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP). Ngoài ra còn có các đảng Hồi giáo khác.

4. Văn hóa và tôn giáo:

Là một quốc gia mới nhưng bắt nguồn từ một dân tộc có lịch sử dài lâu, Bangladesh có một nền văn hóa bao gồm nhiều yếu tố cả mới và cũ. Ngôn ngữ Bangla có một di sản văn học rất phong phú, đây là di sản chung của Bangladesh với bang Tây Bengal Ấn Độ (người Ấn Độ ở khu vực này có thể nói được tiếng Bangla). Văn học Bangla phát triển ở mức độ cao nhất vào thế kỷ mười chín. Các biểu tượng lớn nhất của nó là nhà thơ Rabindranath Tagore và Kazi Nazrul Islam.

Truyền thống ẩm thực Bangladesh có quan hệ chặt chẽ với ẩm thực Ấn Độ và ẩm thực Trung Đông cũng như có nhiều nét riêng biệt. Gạo và cá là các món ăn được ưa thích truyền thống; dẫn tới một câu nói rằng "cá và gạo tạo nên người Bengal". Người Bangladesh chế tạo ra những sản phẩm bánh kẹo rất đặc trưng từ sữa; một số loại thường gặp là Rôshogolla và Kalojam.

Hai lễ Eid, là các lễ hội lớn nhất theo lịch Hồi giáo thường kéo dài cả tuần lễ. Eid ul-Fitr là dịp kết thúc tháng ăn chay Ramadan, thường là vào tháng Tư hàng năm. Eid ul-Adha thường vào tháng Tám là dịp lễ hiến sinh, khi mà các gia đình có thể mổ cả một con bò hoặc dê.

Cricket là một trong những môn thể thao nổi tiếng nhất Bangladesh. Năm 2000 Đội tuyển cricket Bangladesh được gia nhập vào liên đoàn các đội tuyển quốc gia hùng mạnh trong môn thể thao này. Thậm chí năm 2020 đã giành giải vô địch World Cup giành cho đội trẻ.

Người Hồi giáo chiếm gần 90% dân số.[49] Hầu hết người Hồi giáo tại Bangladesh là người Hồi giáo Sunni, nhưng có một cộng đồng người Hồi giáo Shia nhỏ. Bangladesh cũng là quốc gia Hồi giáo duy nhất cam kết bảo tồn các yếu tố văn hóa của Phật giáo và Ấn Độ giáo có từ thời tiền Hồi giáo. Nhìn chung Đạo Hồi ở Bangladesh theo hướng ôn hòa, khác hoàn toàn chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan.

Tuy là quốc gia Hồi giáo nhưng sau khi giành được độc lập từ Pakistan, chủ nghĩa thế tục đã được quy định trong bản Hiến pháp của Bangladesh vào năm 1972 và là một trong bốn nguyên tắc chính của nhà nước Bangladesh, 3 nguyên tắc khác là dân chủ, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Năm 2010, Tòa án Tối cao Bangladesh ban lệnh duy trì các nguyên tắc thế tục của hiến pháp năm 1972. Tách đạo Hồi ra khỏi hệ thống chính trị của quốc gia.

MỜI XEM TIẾP PHẦN II 

 

 

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn